Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Phụ gia tăng trọng, giữ cấu trúc cho Tôm và Thủy sản đông lạnh: Carnal 659S

Phụ gia tăng trọng, giữ cấu trúc, hương vị cho Tôm và Thủy sản đông lạnh:  Carnal 659S, 659S Advance (Budeiheim - Đức)

Carnal 659 S Advance
NSX: Budenheim
Quy cách: 25 kg/bao


---
Thủy sản sau khi đánh bắt một thời gian thì chất lượng sẽ bị suy giảm do:
- Các biến đổi sinh hoá: Adenosin Triphosphate (ATP) tự nhiên trong cơ thịt bị phân hủy nên không giữ được nước cấu trúc, làm nước cốt thịt bị thất thoát, các vitamin và khoáng chất cũng thất thoát theo.
- Do oxy hoá: Các ion kim loại như Ca, Mg, Fe, Zn... rất dễ bị oxy hoá gây biến đổi màu và mùi vị sản phẩm.
- Do sự xâm nhập của vi sinh trong môi trường lưu trữ.
Tôm và các loại thủy sản đông lạnh 

Từ lâu người sản xuất chế biến thủy sản đã biết dùng Phosphate để hạn chế biến đổi cấu trúc và giảm tình trạng thất thoát nước cốt trong thủy sản nhằm bảo vệ HƯƠNG VỊ và CẤU TRÚC CƠ THỊT của thủy sản.
Có các loại Phosphate khác nhau, với những tác dụng bảo quản thủy sản khác nhau:
- DiPhosphate: là chất hoạt động tương tự ATP tự nhiên trong cơ thịt, giữ ổn định pH, do đó có thể cầm giữ nước tốt nhất sau khi đánh bắt, trong quá trình cấp đông và cả trong quá trình nấu nướng. Nhưng nhược điểm là khả năng hoà tan trong nước rất kém.
- HexametaPhosphate:
- Sodium TriPhosphate:
Nguyên liệu Carnal 659S
Trong quá trình tan
Tan hoàn toàn trong nước


---
Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất THỰC PHẨM nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Đà Lạt, Lâm Đồng, Phan Thiết, Bình Thuận, Phan Rang, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com
Blog liên kết: Nguyên liệu hóa chất công nghiệp 

Acetic Acid, Sodium Metabisulfite, Maize Starch, Maltodextrin, Carnal 659S, Modified Starch, Sodium Benzoate, Dextrose, Tinh bột biến tính, Giấm, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Một số phụ gia trong sản xuất nước mắm, nước chấm công nghiệp

Một số phụ gia trong sản xuất nước mắm, nước chấm công nghiệp




Nước mắm công nghiệp


Chúng tôi cung cấp một số nguyên liệu phụ gia sử dụng trong nước mắm, nước tương, nước chấm công nghiệp (sản xuất với quy mô, sản lượng lớn):

1. CITRIC ACID MONOHYDRATE

  • Còn được gọi là Bột chua, Acid Chanh
  • Tạo vị chua, là chất điều vị thực phẩm 
  • Chất điều vị cho nước mắm
  • Được dùng trong chế biến thực phẩm, nước mắm, nước giải khát nhằm làm tăng hương vị của sản phẩm
  • Là một loại gia chất có tính kháng khuẩn, hay đươc sử dụng trong các loại nước uống có vị chua, làm hương liệu, chất bảo quản.

Citric Acid Monohydrate (Acid Chanh)
Quy cách: 25kg/bao
Hãng SX: Weifang, TCCA

2. ACETIC ACID (FOOD GRADE)

  • Còn được gọi là Giấm thực phẩm
  • Chất điều vị cho nước mắm
  • Tạo vị chua, điều vị trong thực phẩm
  • Được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ. Acetic acid là một dung môi phân cực tốt nên thường được dùng làm dung môi tái kết tinh cho các hợp chất hữu cơ tinh khiết.
  • Acetic pha loãng cũng được dùng như một gia vị tạo độ chua nhẹ trong ngành công nghiệp thực phẩm. 


Acetic Food (Giấm thực phẩm)
Quy cách: 30 kg/can
Sản xuất: Samsung / Lotte (Hàn Quốc)

3. SODIUM BENZOATE (Bột bảo quản) 

  • Là chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong các loại thực phẩm.
  • Làm ức chế vi khuẩn phát sinh trong các loại thực phẩm à kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm.
  • Được sử dụng rộng rãi trong nước uống có gaz và các loại thức uống như si-rô, rượu trái cây, nước tương, nước mắm, mứt, bánh, rau quả chế biến...

Sodium Benzoate (Mốc Mỹ)
Quy cách: 25 kg/bao
NSX: EASTMAN

4. Dextrose Monohydrate (Đường Glucose)

  • Công nghệ thực phẩm: thay thế đường mía trong một vài loại thực phẩm chế biến. 
  • Dùng tạo vị ngọt cho nước chấm
  • Là một loại gia chất chủ lực trong công nghệ sản xuất kẹo, tăng cao giá trị thưởng thức cũng như giá trị dinh dưỡng.
  • Được dùng trong công nghiệp sản xuất bánh ngọt và nước ướp lạnh, để làm tăng giá trị thưởng thức, màu sắc, cùng nhiều tính chất khác.
  • Được dùng trong chế biến rau quả và bảo quản thuốc
Đường Dextrose Monohydrate
Quy cách: 25kg/bao
NSX: Lihua, Dongxiao
---

Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất THỰC PHẨM nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com

Blog liên kết: Hóa chất công nghiệp

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Đường dextrose cho gia cầm: Khi nào sử dụng đường Glucose cho đàn gà?

Khi nào sử dụng đường Glucose cho đàn gà?


Đường glucose có tác dụng cung cấp năng lượng cho gà một cánh nhanh chóng để giúp gà mau bình phục trong những trường hợp bị stress trong quá trình nuôi với liều lượng khoảng 50 gram/ 1 lít nước.

Đường Glucose - Dextrose Monohydrate
Quy cách: 25 kg/bao

Một số trường hợp cần sử dụng như sau:

  • Khi gà mới bắt về.
  • Khi chuyển chuồng. 
  • Khi cắt mỏ gà. 
  • Khi đàn gà mới phát bệnh. 
Trong thực tế có khi ta sử dụng đường glucose không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng tới mức tiêu thụ thức ăn của đàn gà, làm cho năng suất và mức tăng trưởng của gà không ổn định. Ví dụ như trời quá nắng hoặc trong giai đoạn gà đang hồi phục sau khi bệnh nếu ta cho gà uống nhiều đường sẽ làm rối loạn sự hấp thu nước của đường ruột và gà sẽ giảm ăn rất nhiều, năng lượng của đường đã làm cho gà có cảm giác đã đủ no. Vì vậy gà sẽ giảm ăn, nhưng thực tế gà còn thiếu rất nhiều dưỡng chất cần thiết khác mà chỉ có thức ăn mới cung cấp được. Như vậy, không phải trong trường hợp stress nào gà cũng sử dụng đường glucose để trợ sức cho đàn gà mà ta chỉ sử dụng trong những trường hợp cấp bách, sau đó cần sử dụng những chất điện giải và men tiêu hóa để giúp đàn gà chống stress theo chiều hướng ngày càng có lợi hơn.

Đường Glucose còn được gọi là đường Dextrose. Có 2 dạng Dextrose Monohydrate và Dextrose Anhydrate (Dextrose Khan)
Tham khảo các sản phẩm đường nhập khẩu của chúng tôi: Tại Đây >>>>>

---
Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất THỰC PHẨM nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com
Blog liên kết: Hóa chất công nghiệp

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Acid Ascorbic - Sử dụng Vitamin C giảm stress, chống nóng cho gà

Acid Ascorbic - Sử dụng Vitamin C giảm stress, chống nóng cho gà

Vitamin C (Acid Ascorbic) tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh trùng, có tính chất chống ôxy hóa trong cơ thể.

Gà bị nóng, giảm sức, stress trong mua hè

Vitamin C (Acid Ascorbic) có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường.
Vitamin C được tổng hợp trong cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng stress thì nên cung cấp Vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với liều 100-500 mg/ kg thức ăn.

Khi thời tiết nóng, chủng ngừa, cân gà hoặc đàn gà bị bệnh truyền nhiễm thì dùng Vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi. Vitamin C (Acid Ascorbic) có vai trò quan trọng  trong quá trình phòng chống stress, giúp cơ thể tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường. 
Vì vậy, trong chăn nuôi gà sẽ thường xuyên sử dụng vitamin C điển hình như sau: 

  • Trước và sau khi chủng ngừa: trước khi chủng ngừa 1-2 ngày và sau khi chủng ngừa 3-5 ngày cần cung cấp Vitamin C để giúp gà tạo kháng thể tốt, hạn chế bị sốc do chủng ngừa.
  • Trong mùa nắng nóng: Thường xuyên cung cấp Vitamin C trong thức ăn hoặc nước uống để giúp gà ổn định năng suất và tăng sức chịu đựng.
  • Trong những tháng chuyển mùa cần cung cấp Vitamin C thường xuyên để giúp gà tăng sức kháng bệnh. 
  • Trước khi và sau khi chuyển gà sang chuồng mới (như chuyển từ chuồng gà sang chuồng gà hậu bị, chuyển từ chuồng gà hậu bị sang chuồng gà đẻ,…): Cung cấp vitamin C để hạn chế những sốc do rượt đuổi, dồn ép gà,… 
  • Khi thấy chất lượng vỏ trứng không tốt (nhiều trứng non, trứng sần sùi, vỏ trứng mỏng,..).
  • Khi sử dụng kháng sinh,…cũng cần sử dụng Vitamin C.

Một số loại vitamin C trên thị trường

Chú ý là muốn sử dụng Vitamin C đạt hiệu quả cao, nên cho gà sử dụng Vitamin C trước khi xảy ra stress từ 12 – 14 giờ. Bên cạnh đó,Vitamin C rất dễ bị hư và bị giảm tác dụng trong điều kiện sản xuất và bảo quản không tốt, như: ánh sáng, độ ẩm cao, nhiệt độ cao,…
.
Nguồn : nhachannuoi.vn 

--
Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất THỰC PHẨM nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com
Blog liên kết: Hóa chất công nghiệp

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh

Cận cảnh quy trình sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu, đến công đoạn trộn tỷ lệ rồi trải qua quá trình ủ chượp...

Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm ra loại nước mắm nguyên chất ngon, đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất truyền thống hết sức tỉ mỉ từ khâu từ nguyên liệu, quá trình ủ chượp cho đến khi ra được thành phẩm "hoàn hảo" - Ảnh nguồn: Internet.

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu. Trong đó cá cơm tươi là loại cá có thể cho ra những giọt nước mắm thơm ngon nhất, độ đạm hài hòa cùng thời gian thủy phân ngắn, giúp bạn có thể có mắm ăn sớm hơn. - Ảnh nguồn: nhiếp ảnh gia Tâm Bùi

Cá cơm tươi sau khi đánh bắt sẽ được chọn lọc, rửa sạch, rồi đem trộn với muối biển theo tỷ lệ 3:1, tức là 3 tấn cá cơm sẽ được trộn đều với 1 tấn muối biển. Đây là tỷ lệ pha trộn cá và muối truyền thống hoàn hảo được cha ông ta đúc kết qua bao năm.

Cá muối sau khi trộn được cho vào thùng chượp bằng gỗ - Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi
Thùng chượp được làm bằng gỗ và gia cố bằng những sợi “dây” to làm bằng cây mây rừng.
Một lớp muối dày sẽ được phủ lên cá và gài nén cá lại - Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi.
Cá sẽ được ủ trong những chiếc thùng này từ 12 - 15 tháng (tùy vào từng loại mắm) - Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi.
Mỗi thùng ủ chượp được đánh số để tiện quản lý và theo dõi.
Sau thời gian này, nước mắm mới được kéo rút, đảo trộn một cách tỉ mỉ.
Được biết, phải mất ít nhất 2 năm một bể ngâm mới có thể cho ra nước mắm thành phẩm. Trong thời gian đó, đặc biệt khi mở bể để phơi nắng, phải đảm bảo luôn có người trông coi bể mắm.
Chượp được cho vào bể lọc đến khi nước có màu cánh gián, có mùi thơm đặc trưng của nước mắm - Ảnh nguồn: Long Vũ/báo Phụ nữ Việt Nam.
Sau khi ủ và lọc chượp sẽ được kiểm tra chất lượng nước mắm (độ đạm) - Ảnh nguồn: Long Vũ/báo Phụ nữ Việt Nam.
Bước tiếp là khâu đóng chai.
Từ đây, ta sẽ có sản phẩm nước mắm đầu tiên, gọi là nước mắm cốt.
-------------------------
Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất THỰC PHẨM nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com

Blog liên kết: Hóa chất công nghiệp

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Nguyên liệu, Quy trình sản xuất Kem Đánh Răng - Toothpaste

KEM ĐÁNH RĂNG - TOOTHPASTE


A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Kem đánh răng có lịch sử phát triển trải dài trên 4000 năm, với nhiều hình thức sử dụng và thành phần hoạt chất khác nhau. Thời xa xưa, người Ai Cập cổ đại sử dụng hỗn hợp gồm chì (màu xanh lá cây), đồng (xanh lam) và hương liệu để làm sạch răng, trong khi đó người Trung Quốc sử dụng xương cá tầng đáy để gỡ những mảng bám trên răng.
Năm 1850, Bác sĩ nha khoa – Washington Sheffield Wentworth lần đầu phát minh ra kem đánh răng hiện đại với tên gọi “Creme Dentifrice” (kem bột đánh răng) với mục đích loại bỏ các phần thức ăn thừa và làm sạch răng. Ban đầu chúng được chứa trong các lọ, dần chuyển sang túyp nhựa và kim loại.
Năm 1934, tại Mỹ, tiêu chuẩn về kem đánh răng được xây dựng bởi Hiệp Hội Nha khoa Mỹ (ADAC) về điều trị nha khoa.
Những năm 1940 – 1960, flour được phát hiện giúp bảo vệ, chống sâu răng, từ đó nó trở thành thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm làm sạch răng (dạng natri florid). Bên cạnh đó, chất làm ngọt nhân tạo saccharin với lượng nhỏ cũng dc sử dụng trong kem đánh răng nhằm đem lại cảm giác thú vị khi sử dụng.
Những năm 1980, kiểm soát vôi răng trở thành ưu tiên chiến lược của kem đánh răng để cạnh tranh trên thị trường. Năm 1990, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm được sử dụng trên thị trường.

B. CÔNG THỨC SẢN XUẤT
Kem đánh răng thường được sản xuất dưới dạng bột nhão nhám hoặc dạng gel, có thể kèm theo các thành phần hoạt chất khác nhằm tạo nên đặc trưng cho sản phẩm. Công thức có thể khác nhau, tùy mục đích của nhà sản xuất và pháp luật ở nước sở tại, nhưng về cơ bản, kem đánh răng ngày nay gồm các thành phần cơ bản dưới đây.
Thành phần và chức năng:

1. Dịch lỏng:
Các polyol, phổ biến nhất là Sorbitol (Glycerin cũng được sử dụng) sử dụng như chất giữ ẩm, giúp sản phẩm không bị khô, duy trì kết cấu và mùi vị. Dịch polyol có thể chứa đến 30% nước
Một loại Glycerine của chúng tôi
Chi tiết: Click >>>

Một loại Sorbitol của chúng tôi
Chi tiết: Click >>>

2. Chất độn và chất mài mòn:
Thành phần sử dụng tùy dạng kem đánh răng:
- Bột trắng nhão: CaCO3, NaHCO3, Ca3(PO4)2, Canxi metaphosphat, silica hydrat hóa…
- Gel: silica hydrat hóa dùng để tạo độ bóng và tạo hình
Giúp ma sát, đánh trôi mảng bám khi chải răng

3. Chất lưu biến:
Duy trì đảm bảo yêu cầu sản phẩm:
-Kem phải thoát ra dễ dàng khi nặn nhưng không được “chảy“ quá nhanh
 -Khi nặn xong, kem phải “đứt gãy” không được kéo sợi
-Kem phải nằm gọn trên bề mặt lông bàn chảy, không được chìm xuống
Phổ biến: CMC, Carageeenan, xanthan gum, cellulose gum…

4. Chất Tẩy:
Tạo bọt cho kem khi chải răng, giúp phân tán và lưu giữ kem trong khoang miệng.
Phổ biến: Natri lauryl sulphat (SLS)

5. Thành phần hoạt tính
Flour được sử dụng nhằm ngăn ngừa sâu răng
Phổ biến: Natri florua, Natri monofluorophosphat, Thiếc florua được lựa chọn tùy theo quy định tại các nước.

6. Hương liệu
Giúp che dầu mùi vị khó chịu của chất tẩy, tạo cảm giác tươi mát khi đánh răng
Phổ biến: tinh dầu bạc hà, quế…

7. Tạo độ ngọt
Tạo vị ngọt khi đánh răng
Phổ biến: natri saccharinat

8. Tạo màu:
Bột nhão: Titan oxyd được dùng tạo màu trắng
Gel: màu thực phẩm

9. Chất bảo quản
Duy trì chất lượng sản phẩm sau khi mở nắp
Phổ biến: Natri benzoat, ethyl paraben, methyl paraben
Chất bảo quản Natri Benzoate (Sodium Benzoate) của chúng tôi
Xem chi tiết: Tại đây >>>>

C. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Quy trình sản xuất đa dạng phụ thuộc loại kem đánh răng và các thành phần hoạt chất bên trong. Quy trình sản xuất cơ bản như sau:
Bước 1: Dịch lỏng được chuẩn bị trước tiên: bằng cách hòa tan nước/sorbitol/glycerin vào các thành phần lỏng (phân cực) khác trong công thức.
Bước 2: Trộn chất lưu biến với thành phần không chứa nước như glycerin, tinh dầu hương liệu hoặc trộn khô với các loại bột khác, phân tán đồng nhất. (1)
Bước 3: Thêm thành phần hoạt tính (flour), chất tạo độ ngọt, chất bảo quản được vào hỗn hợp (1), trộn đồng nhất. (2)
Bước 4: Trộn chất độn/chất tạo độ nhám vào nước tạo dạng bùn nhão. Sau đó được thêm vào dịch lỏng, trộn đồng nhất. (3)
Bước 5: Trộn (2) vào (3), phân tán đồng nhất. (4)
Bước 6: Thêm chất tạo hương vị, tạo màu vào hỗn hợp (4). Trộn đều.
Bước 7: Chất tẩy (dạng bột) được thêm vào cuối cùng, trộn với tốc độ chậm nhằm tránh tạo bọt.

D. CẦN LƯU Ý
Trong quá trình sản xuất kem đánh răng, bọt là vấn để rất cần được lưu tâm. Hầu hết các loại bột đều chứa ít nhiều khí nên khi sản xuất, kết hợp với chất tẩy sẽ làm tăng nặng thêm tình trạng bọt, do đó trộn thường được tiến hành trong môi trường chân không để khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, một số vấn để khác thường gặp trong sản xuất như:
– Chất lưu biến có khuynh hướng dễ vón cục và khó phá vỡ khi trộn. Do đó, một số chất lưu biến đòi hỏi máy trộn cánh chém tốc độ cao để tránh vón cục.
– Một số thành phần trong công thức như:
+ silicagel dạng ngậm nước có tỷ trọng thấp, khó để kết hợp và làm thấm ướt đều.
+ Các chất mài mòn như canxi carbonat có thể được cung cấp dưới dạng bùn nhão. Điều này đòi hỏi có thể phải có biện pháp chống kết tụ.

Hiện tại Việt Nam có 2 thương hiệu kem đánh răng phổ biến nhất đó là 


Kem đánh răng PS của Unilever

Kem đánh răng Colgate của Colgate-Palmolive

Tham khảo một dây chuyền sản xuất Kem Đánh Răng: 



*** Cung cấp bài Viet Nguyen 0905.960.194 - Hóa Chất Phụ Gia Đa Ngành