Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam qua hình ảnh

Cận cảnh quy trình sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu, đến công đoạn trộn tỷ lệ rồi trải qua quá trình ủ chượp...

Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm ra loại nước mắm nguyên chất ngon, đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất truyền thống hết sức tỉ mỉ từ khâu từ nguyên liệu, quá trình ủ chượp cho đến khi ra được thành phẩm "hoàn hảo" - Ảnh nguồn: Internet.

Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu. Trong đó cá cơm tươi là loại cá có thể cho ra những giọt nước mắm thơm ngon nhất, độ đạm hài hòa cùng thời gian thủy phân ngắn, giúp bạn có thể có mắm ăn sớm hơn. - Ảnh nguồn: nhiếp ảnh gia Tâm Bùi

Cá cơm tươi sau khi đánh bắt sẽ được chọn lọc, rửa sạch, rồi đem trộn với muối biển theo tỷ lệ 3:1, tức là 3 tấn cá cơm sẽ được trộn đều với 1 tấn muối biển. Đây là tỷ lệ pha trộn cá và muối truyền thống hoàn hảo được cha ông ta đúc kết qua bao năm.

Cá muối sau khi trộn được cho vào thùng chượp bằng gỗ - Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi
Thùng chượp được làm bằng gỗ và gia cố bằng những sợi “dây” to làm bằng cây mây rừng.
Một lớp muối dày sẽ được phủ lên cá và gài nén cá lại - Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi.
Cá sẽ được ủ trong những chiếc thùng này từ 12 - 15 tháng (tùy vào từng loại mắm) - Ảnh nguồn: Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi.
Mỗi thùng ủ chượp được đánh số để tiện quản lý và theo dõi.
Sau thời gian này, nước mắm mới được kéo rút, đảo trộn một cách tỉ mỉ.
Được biết, phải mất ít nhất 2 năm một bể ngâm mới có thể cho ra nước mắm thành phẩm. Trong thời gian đó, đặc biệt khi mở bể để phơi nắng, phải đảm bảo luôn có người trông coi bể mắm.
Chượp được cho vào bể lọc đến khi nước có màu cánh gián, có mùi thơm đặc trưng của nước mắm - Ảnh nguồn: Long Vũ/báo Phụ nữ Việt Nam.
Sau khi ủ và lọc chượp sẽ được kiểm tra chất lượng nước mắm (độ đạm) - Ảnh nguồn: Long Vũ/báo Phụ nữ Việt Nam.
Bước tiếp là khâu đóng chai.
Từ đây, ta sẽ có sản phẩm nước mắm đầu tiên, gọi là nước mắm cốt.
-------------------------
Tag: Cung cấp các loại nguyên liệu - phụ gia- hóa chất THỰC PHẨM nhập khẩu tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Nông - 098.996.5501 - vuongcong.kv@gmail.com

Blog liên kết: Hóa chất công nghiệp

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Nguyên liệu, Quy trình sản xuất Kem Đánh Răng - Toothpaste

KEM ĐÁNH RĂNG - TOOTHPASTE


A. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Kem đánh răng có lịch sử phát triển trải dài trên 4000 năm, với nhiều hình thức sử dụng và thành phần hoạt chất khác nhau. Thời xa xưa, người Ai Cập cổ đại sử dụng hỗn hợp gồm chì (màu xanh lá cây), đồng (xanh lam) và hương liệu để làm sạch răng, trong khi đó người Trung Quốc sử dụng xương cá tầng đáy để gỡ những mảng bám trên răng.
Năm 1850, Bác sĩ nha khoa – Washington Sheffield Wentworth lần đầu phát minh ra kem đánh răng hiện đại với tên gọi “Creme Dentifrice” (kem bột đánh răng) với mục đích loại bỏ các phần thức ăn thừa và làm sạch răng. Ban đầu chúng được chứa trong các lọ, dần chuyển sang túyp nhựa và kim loại.
Năm 1934, tại Mỹ, tiêu chuẩn về kem đánh răng được xây dựng bởi Hiệp Hội Nha khoa Mỹ (ADAC) về điều trị nha khoa.
Những năm 1940 – 1960, flour được phát hiện giúp bảo vệ, chống sâu răng, từ đó nó trở thành thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm làm sạch răng (dạng natri florid). Bên cạnh đó, chất làm ngọt nhân tạo saccharin với lượng nhỏ cũng dc sử dụng trong kem đánh răng nhằm đem lại cảm giác thú vị khi sử dụng.
Những năm 1980, kiểm soát vôi răng trở thành ưu tiên chiến lược của kem đánh răng để cạnh tranh trên thị trường. Năm 1990, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm được sử dụng trên thị trường.

B. CÔNG THỨC SẢN XUẤT
Kem đánh răng thường được sản xuất dưới dạng bột nhão nhám hoặc dạng gel, có thể kèm theo các thành phần hoạt chất khác nhằm tạo nên đặc trưng cho sản phẩm. Công thức có thể khác nhau, tùy mục đích của nhà sản xuất và pháp luật ở nước sở tại, nhưng về cơ bản, kem đánh răng ngày nay gồm các thành phần cơ bản dưới đây.
Thành phần và chức năng:

1. Dịch lỏng:
Các polyol, phổ biến nhất là Sorbitol (Glycerin cũng được sử dụng) sử dụng như chất giữ ẩm, giúp sản phẩm không bị khô, duy trì kết cấu và mùi vị. Dịch polyol có thể chứa đến 30% nước
Một loại Glycerine của chúng tôi
Chi tiết: Click >>>

Một loại Sorbitol của chúng tôi
Chi tiết: Click >>>

2. Chất độn và chất mài mòn:
Thành phần sử dụng tùy dạng kem đánh răng:
- Bột trắng nhão: CaCO3, NaHCO3, Ca3(PO4)2, Canxi metaphosphat, silica hydrat hóa…
- Gel: silica hydrat hóa dùng để tạo độ bóng và tạo hình
Giúp ma sát, đánh trôi mảng bám khi chải răng

3. Chất lưu biến:
Duy trì đảm bảo yêu cầu sản phẩm:
-Kem phải thoát ra dễ dàng khi nặn nhưng không được “chảy“ quá nhanh
 -Khi nặn xong, kem phải “đứt gãy” không được kéo sợi
-Kem phải nằm gọn trên bề mặt lông bàn chảy, không được chìm xuống
Phổ biến: CMC, Carageeenan, xanthan gum, cellulose gum…

4. Chất Tẩy:
Tạo bọt cho kem khi chải răng, giúp phân tán và lưu giữ kem trong khoang miệng.
Phổ biến: Natri lauryl sulphat (SLS)

5. Thành phần hoạt tính
Flour được sử dụng nhằm ngăn ngừa sâu răng
Phổ biến: Natri florua, Natri monofluorophosphat, Thiếc florua được lựa chọn tùy theo quy định tại các nước.

6. Hương liệu
Giúp che dầu mùi vị khó chịu của chất tẩy, tạo cảm giác tươi mát khi đánh răng
Phổ biến: tinh dầu bạc hà, quế…

7. Tạo độ ngọt
Tạo vị ngọt khi đánh răng
Phổ biến: natri saccharinat

8. Tạo màu:
Bột nhão: Titan oxyd được dùng tạo màu trắng
Gel: màu thực phẩm

9. Chất bảo quản
Duy trì chất lượng sản phẩm sau khi mở nắp
Phổ biến: Natri benzoat, ethyl paraben, methyl paraben
Chất bảo quản Natri Benzoate (Sodium Benzoate) của chúng tôi
Xem chi tiết: Tại đây >>>>

C. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Quy trình sản xuất đa dạng phụ thuộc loại kem đánh răng và các thành phần hoạt chất bên trong. Quy trình sản xuất cơ bản như sau:
Bước 1: Dịch lỏng được chuẩn bị trước tiên: bằng cách hòa tan nước/sorbitol/glycerin vào các thành phần lỏng (phân cực) khác trong công thức.
Bước 2: Trộn chất lưu biến với thành phần không chứa nước như glycerin, tinh dầu hương liệu hoặc trộn khô với các loại bột khác, phân tán đồng nhất. (1)
Bước 3: Thêm thành phần hoạt tính (flour), chất tạo độ ngọt, chất bảo quản được vào hỗn hợp (1), trộn đồng nhất. (2)
Bước 4: Trộn chất độn/chất tạo độ nhám vào nước tạo dạng bùn nhão. Sau đó được thêm vào dịch lỏng, trộn đồng nhất. (3)
Bước 5: Trộn (2) vào (3), phân tán đồng nhất. (4)
Bước 6: Thêm chất tạo hương vị, tạo màu vào hỗn hợp (4). Trộn đều.
Bước 7: Chất tẩy (dạng bột) được thêm vào cuối cùng, trộn với tốc độ chậm nhằm tránh tạo bọt.

D. CẦN LƯU Ý
Trong quá trình sản xuất kem đánh răng, bọt là vấn để rất cần được lưu tâm. Hầu hết các loại bột đều chứa ít nhiều khí nên khi sản xuất, kết hợp với chất tẩy sẽ làm tăng nặng thêm tình trạng bọt, do đó trộn thường được tiến hành trong môi trường chân không để khắc phục vấn đề này. Ngoài ra, một số vấn để khác thường gặp trong sản xuất như:
– Chất lưu biến có khuynh hướng dễ vón cục và khó phá vỡ khi trộn. Do đó, một số chất lưu biến đòi hỏi máy trộn cánh chém tốc độ cao để tránh vón cục.
– Một số thành phần trong công thức như:
+ silicagel dạng ngậm nước có tỷ trọng thấp, khó để kết hợp và làm thấm ướt đều.
+ Các chất mài mòn như canxi carbonat có thể được cung cấp dưới dạng bùn nhão. Điều này đòi hỏi có thể phải có biện pháp chống kết tụ.

Hiện tại Việt Nam có 2 thương hiệu kem đánh răng phổ biến nhất đó là 


Kem đánh răng PS của Unilever

Kem đánh răng Colgate của Colgate-Palmolive

Tham khảo một dây chuyền sản xuất Kem Đánh Răng: 



*** Cung cấp bài Viet Nguyen 0905.960.194 - Hóa Chất Phụ Gia Đa Ngành